Tảo cầu
Tảo cầu

Tảo cầu

Tảo cầu hay còn gọi là marimo, bóng hồ, bóng rong biển, tên khoa họcAegagropila linnaei (trong tiếng Hy Lạp, tên chi aegagropila có nghĩa là lông dê), là một loại tảo thường được tìm thấy ở bắc của bán cầu Bắc. Tảo mọc thành một khối cầu xanh lục dưới đáy hồ. Tên trong tiếng Nhật Bản là marimo (毬藻) được dùng rộng dãi trên thế giới, trong đó mari = bóng nảy và mo là từ chung chỉ các loài sống dưới nước. Tên Marimo được đặt năm 1898 bởi nhà thực vật học Kawakami Tatsuhiko (川上龍彦).Tảo cầu thường được nuôi trong bể kính như một loại cây cảnh.Marimo được phổ biến trong thương mại thường phát triển ở dạng tạo thành một khối cầu lớn bởi các sợi tảo dày đặc toả ra từ trung tâm, không có hạt nhân. Trung bình mỗi năm, marimo dạng cầu phát triển khoảng 5mm. Marimo dạng cầu lớn nhất từng được tìm thấy có thể sống đến 200 năm, với đường kính 95cm. Khía cạnh văn hoá:Marimo dạng cầu là một sự thú vị hiếm có. Tại Nhật Bản, người Ainu tổ chức lễ hội Marimo kéo dài ba ngày vào tháng 10 hàng năm tại hồ Akan. Ngày 29 tháng 3 hàng năm được lấy làm ngày Tảo Marimo tại Nhật Bản. Vì vẻ ngoài hấp dẫn của chúng, những Marimo dạng cầu cũng đóng vai trò là phương tiện cho giáo dục môi trường. Những quả bóng nhỏ được bán làm quà lưu niệm được cuộn bằng tay từ những sợi nhỏ trôi nổi tự do. Một nhân vật đồ chơi nhồi bông được bán rộng rãi trên thị trường có tên là Marimokkori lấy hình dạng giống hình người của tảo marimo làm một phần trong thiết kế của nó.Marimo đôi khi được bán để trưng bày trong bể cá, những thứ thường có nguồn gốc từ các hồ của Ukraine như hồ của Shatsk . Marimo dạng cầu được bán trong các cửa hàng cá cảnh Nhật Bản có nguồn gốc châu Âu hoặc được người dân địa phương vùng hồ Akan nhân giống, tạo hình bằng cách sử dụng các thiết bị tạo sóng nhẹ, khai thác chúng từ hồ Akan bị cấm. Hiện nay, Nhật Bản đã xem Marimo như một báu vật quốc gia. Các quả cầu Marimo ở hồ Akan được chính phủ và người dân tích cực bảo tồn.